Cửa Hàng Thiết Bị Điện Nước Giới Chuyên
0 VND
Văn hóa trước sự bào mòn của thời gian
15:06:32 08/06/2014ĐBP - Hàng ngày, đâu đó trong sách báo hoặc trên ti vi, chúng ta thường hay gặp cụm từ “Thiết chế văn hóa”. Thiết chế văn hóa là tổ chức hoạt động nghiệp vụ văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân, bao gồm các yếu tố: Cơ sở vật chất và các phương tiện chuyên dụng phục vụ cho hoạt động; tổ chức bộ máy và cán bộ nghiệp vụ văn hóa - thể thao; hệ thống các chính sách, quy chế, nội dung, chương trình hoạt động và đối tượng phục vụ...
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">
Phục dựng Xên bản dân tộc Thái, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên. mso-fareast-font-family:"Times New Roman";color:blue">
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Đó là lời giải thích của bà Trần Minh Thư - Trưởng phòng Nghiệp vụ sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Điện Biên. Lại nhớ cữ này của tròn một năm trước (6/2013), bên lề Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, do Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Văn hóa tỉnh, câu chuyện với người phụ nữ từng mấy mươi năm gắn bó với sự nghiệp bảo tồn và chấn hưng vốn văn hóa các dân tộc thiểu số Điện Biên, như truyền cho tôi những trở trăn, suy nghĩ.
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Theo bà Trần Minh Thư, hơn một thế kỷ qua, trên con đường dựng xây và phát triển của tỉnh Điện Biên hiện nay và tỉnh Lai Châu trước đây, nền văn hoá 19 tộc người cũng đi qua những thăng trầm lịch sử cùng các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội... Giữa thời đại hội nhập quốc tế, vấn đề “quốc hồn quốc tuý” càng được coi trọng, càng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi chúng ta không chỉ nỗ lực giữ gìn mà còn phát huy với khả năng nhiều nhất và trách nhiệm cao nhất. Vẫn biết nếu chỉ thuần tuý về mặt khái niệm, văn hoá bao gồm một phạm vi rất rộng và như mọi người đều biết, đó là ngôn ngữ, các loại nhạc cụ, các mẫu tự cổ, trang phục truyền thống, các điệu múa, các món ẩm thực, kiến trúc nhà cửa, các truyền thuyết, phong tục cưới xin, ma chay, sinh đẻ, kiêng kị, cả những dụng cụ dùng trong sản xuất và sinh hoạt, vũ khí phòng vệ hoặc săn bắn... Từng bao đời gắn bó mật thiết với quê hương Tây Bắc, các dân tộc Tây Bắc đã theo cách này hay cách khác “làm” ra văn hoá một cách hết sức hồn nhiên và cũng hết sức đáng yêu; điều đó được phản ánh qua sự đa dạng và đặc sắc những yếu tố văn hóa tộc người, văn hóa bản địa, vùng miền...
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Nhìn chung, trong kho tàng văn hóa các dân tộc Tây Bắc, chiếm tỉ lệ rất lớn là văn hóa mang tính dân gian. Đó là văn hóa do người nông dân chân lấm tay bùn sáng tạo, nhằm phản ánh những ý chí, ước mơ của họ. Hầu hết các dân tộc ở Điện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung, hàng năm thường tổ chức hội xuống đồng, lễ cúng mừng măng mọc, lễ cúng cơm mới, lễ cúng rừng, lễ cúng nguồn nước, lễ cúng con trâu và thậm chí cúng các nông cụ như: Cày, bừa, cuốc, xẻng, dao phát... Trong tín ngưỡng “vạn vật hữu thần” của đồng bào, mọi vật đều có linh hồn, chúng cũng biết vui buồn, biết cảm động trước sự hằng tâm hằng sản của con người. Nếu được con người cầu cúng thỉnh nguyện, được “hưởng” các sản vật do con người dâng lên, thì chúng sẽ “động lòng” mà gia ân phúc đức, phù hộ cho mưa vừa nắng đủ, mùa màng bội thu. Các nhà nghiên cứu gọi đó là “tín ngưỡng nông nghiệp”, của những cư dân mà cuộc sống phụ thuộc nhiều vào đất đai, thời tiết... “Đó là văn hóa giữa cuộc đời và vì cuộc đời thường, chứ không phải thứ văn hóa để trình diễn trên sân khấu như ngày nay”. Mặc dù do hạn chế bởi trình độ dân trí, nên trong tư duy tiếp nhận cũng như phương pháp thể hiện, không ít nơi còn mang dấu hiệu của sự bí hiểm, thậm chí mê tín dị đoan.
Hội ném pao mùa xuân của đồng bào Mông huyện Tủa Chùa. mso-fareast-font-family:"Times New Roman";color:blue">
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Thống kê của ngành Văn hóa - Thể thao & Du lịch Điện Biên, cho thấy: Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 220 nhà văn hóa các cấp. Trong đó, cấp tỉnh 2 nhà là Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh và Nhà Thiếu nhi tỉnh. Tuy nhiên, 2 cơ sở này không thuộc quy hoạch của hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao do ngành Văn hóa - Thể thao & Du lịch trực tiếp quản lý. Một sự thật đáng buồn và không thể tin nổi là tới giờ phút này, Trung tâm Văn hóa tỉnh chưa có trụ sở làm việc. Cấp huyện có 6/10 huyện, thị, thành phố có nhà văn hóa (đạt 60%), nhưng là hình thức kiêm hội trường. Cấp xã có 25/130 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa (đạt 19,23%); trong đó có 11/25 nhà văn hóa xã, phường, thị trấn được đầu tư trang thiết bị bên trong để hoạt động (chiếm 47,8%); 182/1.757 thôn, bản, tổ dân cư có nhà văn hoá (đạt 10,36%).
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao hiện có ở tỉnh Điện Biên hiện nay còn thiếu rất nhiều về số lượng, trong khi nhu cầu thực tế về hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao (nhất là địa bàn cơ sở: thôn, bản, tổ dân phố) lại rất cần thiết. Hiện chưa Nhà văn hóa nào đạt quy chuẩn theo quy định của toàn quốc. Cơ chế, bộ máy tổ chức chưa được kiện toàn. Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa từ tỉnh đến cơ sở vẫn còn thiếu, trình độ, năng lực còn yếu, bất cập; cán bộ văn hóa - xã hội ở xã, phường, thị trấn còn rất thiếu những người là người dân tộc thiểu số tại địa bàn, hoặc là người có hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của địa phương. Theo quy định đối với xã điển hình triển khai hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được cấp 100 triệu đồng/nhà văn hóa cấp xã; đối với việc đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa vùng sâu, vùng xa mức hỗ trợ xây dựng và mua sắm trang thiết bị không quá 25 triệu đồng/nhà văn hóa xã; không quá 15 triệu đồng/nhà văn hóa thôn, bản.
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Vẫn theo ý kiến bà Trần Minh Thư: Điện Biên là tỉnh miền núi, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn, vì vậy công tác xã hội hóa văn hóa - thể thao rất khó thực hiện và mức hỗ trợ trên là rất thấp; rất khó khăn trong quá trình triển khai. Với phương châm không chạy theo số lượng mà tập trung ưu tiên đầu tư nhà văn hóa thôn bản; xây dựng được nhà văn hóa nào là phát huy hiệu quả được nhà văn hóa đó. Do vậy, từ mức đầu tư 30 triệu đồng/nhà văn hóa thôn, bản (chưa kể trang thiết bị) từ năm 2006, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh kinh phí lên 50 triệu đồng/nhà văn hóa (năm 2007); hiện nay là 100 triệu đồng/nhà văn hóa thôn, bản và 150 triệu đồng/nhà văn hóa cấp xã, phường, thị trấn. Thiết nghĩ, trong điều kiện tỉnh nghèo, đó cũng là một nỗ lực thật đáng ghi nhận.
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Những năm qua cùng với cả nước, tỉnh Điện Biên đã và đang có những bước chuyển mình quan trọng trên tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn nhân dân đư¬ợc cải thiện, nâng cao. Khi con người ta không còn cấn cá nhiều quá vào chuyện vật lộn mưu sinh, thì nhu cầu hưởng thụ văn hoá trỗi dậy như một lẽ tự nhiên. Từ đó, vấn đề tham gia lễ hội và tổ chức lễ hội trở thành một đòi hỏi chính đáng, xuất phát từ tâm linh hướng thiện như vốn dĩ nhân bản con người. Đó là lý do chính để những năm qua, lễ hội truyền thống của một số dân tộc thiểu số đã và đang được đầu tư phục dựng.
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Trước sự lặng lẽ bào mòn của thời gian, những gì chúng ta giữ được dù nhiều dù ít đều rất đáng quý, rất đáng được trân trọng, phát huy. Tuy nhiên, cũng xin bày tỏ thực lòng rằng không ít cái đã và đang xa dần tầm tay chúng ta, đã và đang chỉ còn trong ký vãng nhạt nhoà. Chúng ta đang phấn đấu cho một xã hội dân giàu nước mạnh và văn hoá, xét theo một nghĩa nào đấy, đó là công cụ phục vụ đắc lực cho ý nguyện được Đảng chủ trương, Nhà nước tạo điều kiện và mọi tầng lớp nhân dân phấn khởi đồng tình. Vì vậy, văn hóa và hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao, rất cần được quan tâm chỉ đạo và đầu tư kinh phí để điều tra, bảo tồn và phát triển...
Thu Loan
148