logo_dien_may_bhworld
Giờ làm việc:
7h30 sáng - 8h tối (24/7)
công ty lắp máy phun sương

Cửa Hàng Điện Nước Ngọc Hà

Cửa Hàng Điện Nước Ngọc Hà
cua-hang-dien-nuoc-ngoc-ha - ảnh nhỏ  1

Cửa Hàng Điện Nước Ngọc Hà

0 VND

An Cư, Trần Phú, Hà Giang, Việt Nam

Những người truyền lửa, bảo tồn, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể miền đá

12/11/2013 16:00

CTTĐT - Hà Giang chính là miền đất với rất nhiều di sản văn hoá phi vật thể, các nghệ nhân, những “di sản sống” nắm giữ giá trị quý báu của người xưa cũng ngày một già yếu, số không nhỏ đã ra đi theo quy luật thời gian. Vì vậy, vai trò của hội nghệ nhân dân gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Các nghệ nhân chính là ngọn đuốc truyền lửa cho các thế hệ con cháu về những di sản quý báu của dân tộc mình, cần được duy trì đều đặn đã góp phần nâng cao nhận thức của mọi đối tượng về vai trò quan trọng và sự cần thiết phải bảo vệ di sản văn hoá, để di sản văn hoá sống được mãi với thời gian.

Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình

Chỉ còn ít ngày nữa là diễn ra lễ hội Tuần du lịch di sản văn hóa các dân tộc Hà Giang, hôm nay nghệ nhân Sìn Văn Phong, Làng văn hóa dân tộc Pà Thẻn thôn My Bắc xã Tân Bắc huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang, đang chuẩn bị những dụng cụ để chuẩn bị cho việc hành lễ tại lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 11 tới đây. Ông Phong là một trong số nghệ nhân dân gian ít ỏi của tộc người Pà Thẻn đang sinh sống tại làng văn hóa du lịch Pà Thẻn thôn My Bắc. Đối với người dân My Bắc, với những người trong làng thì nghệ nhân Sìn Văn Phong chính là người truyền lửa cho phong tục độc đáo của làng Pà Thẻn thôn My Bắc này. Đã bao mùa rẫy, bao mùa vũ hội, những đống than rực lửa và những đêm hội thâu đêm, những bàn chân trần trên than lửa đỏ rực như sợi dây kết nối âm dương, nét văn hóa tâm linh của người Pà Thẻn tự bao đời nay đã được gìn giữ cho đến ngày nay. Người dân Pà Thẻn từ già đến trẻ đang lưu giữ vốn văn hóa mà họ coi đó là hồn cốt tinh túy nhất của dân tộc mình. Cụ Làn Thị Sản, Nghệ nhân dệt thôn My Bắc xã Tân Bắc huyện Quang Bình cho hay: Mình trên 80 tuổi rồi nhưng vẫn mê thích lễ hội nhảy lửa của dân bản mình. Mong sao con cháu hãy chung tay để bảo tồn di sản quý giá này.

Cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như: lễ cấp sắc của dân tộc Dao; lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông; nghi lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô; nghi lễ cúng thần Rừng của người Pu Péo thì lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn cũng là một di sản văn hóa tiêu biểu ở Hà Giang. Theo số liệu thống kê, dân số của người Pà Thẻn chỉ còn khoảng 3.700 người, sinh sống tập trung ở 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Tuy số lượng ít, lại sống ở những vùng hẻo lánh nhưng văn hóa của người Pà Thẻn vẫn được duy trì, đặc biệt là lễ hội nhảy lửa. Nghệ nhân Sìn Văn Phong - một thầy cúng có hạng ở thôn My Bắc xã Tân Bắc huyện Quang Bình cho biết thêm về lễ hội độc đáo này: Để có thể tổ chức lễ hội này, ông thầy phải làm lễ để xin phép tổ tiên, xin phép thần lửa, thần nước cho dân làng được tổ chức trò chơi. Một đống lửa lớn được đốt lên trên khoảng sân rộng và thầy mo bắt đầu làm lễ. Trong 30 đến 40 phút đầu, thầy cúng sẽ ngồi trên chiếc ghế dài, thực hiện các bài ca nghi lễ với nội dung mở đường lên trời tìm "con ma" rồi gọi về nhập vào những người tham gia nhảy lửa. Khi thầy mo gõ đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên một sẽ ngồi đối diện với thầy và đó chính là lúc nhập đồng cho người nhảy lửa. Sau khi thầy kết thúc các nghi lễ ban đầu thì cũng là lúc cơ thể của những người tham gia nhảy lửa bắt đầu rung lên. Thời điểm này báo hiệu họ sắp có sức mạnh, sắp có sự dũng cảm để nhảy vào những đám than hồng đang ở độ rực rỡ nhất, nóng bỏng nhất. Păng…păng…păng, tiếng gõ đều đều của thanh tre trong tay thầy cúng mỗi lúc một thôi thúc, các động tác lắc lư của các chàng trai mạnh dần. Họ bắt đầu bật lên, cúi người, nhảy lò cò và tiến ra gần đống lửa. Một nguồn năng lượng nào đó nâng bổng người thanh niên nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực. Khi cơ thể đã rung lên, nguồn sức mạnh đã đến dồi dào, vạm vỡ thì đôi chân như được mách bảo, được kéo đi đến những đám than hồng.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Tân Bắc huyện Quang Bình cho chúng tôi biết: Với việc thành lập hội nghệ nhân dân gian xã Tân Bắc đã chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của người Pà Thẻn cũng như các phong tục tập quán đặc sắc trên địa bàn xã. Bởi, việc trình diễn, sân khấu hoá các di sản văn hoá phi vật thể đôi khi cũng là con dao hai lưỡi khiến việc nhận thức về giá trị di sản chưa đúng. Nên khâu tuyên truyền vừa đề cao những cách phát huy giá trị di sản có hiệu quả, trong đó có việc gắn với phát triển du lịch; tuy nhiên, khuyến khích tạo môi trường để di sản sống trong chính cộng đồng các dân tộc, đảm bảo tính “linh thiêng” của nhiều nghi lễ đặc thù, gắn với đời sống tâm linh đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã được đặc biệt quan tâm.

Lễ hội gầu tào của người Mông

Tuần Du lịch di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang 2013 nhằm tôn vinh giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của Hà Giang đã được ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các di sản văn hóa phi vật thể được vinh danh trong tuần lễ du lịch gồm: lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn; lễ cấp sắc của dân tộc Dao; lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông; nghi lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô; nghi lễ cúng thần Rừng của người Pu Péo. Qua đó, đồng bào các dân tộc thiểu số nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc sẽ tăng thêm niềm tin, tự hào, quyết tâm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Theo ông Hoàng Văn Kiên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay: Thông qua Tuần Du lịch di sản nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa độc đáo trong đời sống, sinh hoạt nghệ thuật các dân tộc; các sản phẩm du lịch, tiềm năng phát triển du lịch của Hà Giang đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

Có thể nói vai trò của Hội nghệ nhân dân gian trong đó nòng cốt là các nghệ nhân dân gian đặc biệt quan trọng. Họ chính là những hạt nhân nòng cốt, đại diện tinh túy nhất của mỗi dân tộc trong việc duy trì và bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc mình. Chính vai trò kết nối của họ giữa thế giới tâm linh và đời thực gắn kết cộng đồng trong các sinh hoạt mang tính biểu trưng của mỗi tộc người. Nét văn hóa tâm linh đó chính là tinh thần và sức mạnh ý trí đầy nhân văn cao cả hướng tới chân thiện mỹ của dân tộc. Nhưng, làm thế nào để các nghệ nhân dân gian trong lĩnh vực này phát huy hết sự tâm huyết của mình đối với vốn văn hóa di sản quý báu đó đòi hỏi các cấp, các ngành cần có sự vào cuộc tìm ra những giải pháp phù hợp để tạo điều kiện cho nghệ nhân dân gian truyền dạy những kinh nghiệm và tri thức bản địa của họ đối với nền văn hóa phi vật thể mà mình đang lưu giữ. Bởi những di sản này đều mang tính tâm linh, huyền bí gắn kết giữa thực tại và quá khứ của tổ tiên họ.

Nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao

Theo chia sẻ của ông Hồ Thanh Lam, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Giang cho biết: Giờ đây đứng trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, bản sắc văn hóa các dân tộc phải được xem như một sự sống còn của đất nước, của mỗi địa phương. Để cho hoạt động của Hội nghệ nhân dân gian có hiệu quả trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa "sống" ấy phải đi vào đời sống của cộng đồng mà người truyền dạy, tiếp lửa cho di sản chính là các nghệ nhân dân gian, họ chính là cầu nối quan trọng để tôn vinh các giá trị văn hóa của dân tộc mình đến con cháu và thế hệ trẻ. Không ai khác chính các nghệ nhân là người truyền dạy cho người trẻ những giá trí linh thiêng đó, biến nó thành đời sống văn hóa tâm linh vĩnh cửu của dân tộc mình, để thế hệ trẻ tiếp tục học tập và lưu giữ không gian văn hóa di sản này. Các nghệ nhân cần tìm phương thức tích cực nhất, truyền dạy tích cực nhất văn hóa dân gian dân tộc thiểu số cho thanh thiếu niên dân tộc. Cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc, Chính quyền các địa phương, ngành giáo dục, tổ chức Đoàn thanh niên cần phải có trách nhiệm cao trong vấn đề này. Nếu mỗi trường học dân tộc nội trú, xã vùng cao, mỗi tổ chức thanh niên ở địa phương vùng dân tộc và mỗi gia đình có sự giúp đỡ của các nghệ nhân, các cán bộ văn hóa và nhất là có sự chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền địa phương thì việc truyền dạy vốn di sản văn hóa sẽ có hiệu quả đáng kể. Nghĩa là, chúng ta đã phần nào sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy được vốn văn hóa cổ truyền các dân tộc nói trên cho thế hệ kế tiếp, góp phần giữ vững nền văn hóa dân tộc trước thềm hội nhập quốc tế.

Đã đến lúc Cấp ủy, Chính quyền địa phương phải thật sự vào cuộc và có giải pháp cụ thể, nghiêm túc, không nên để các nghệ nhân và những người tâm huyết đơn độc trên con đường bảo tồn di sản. Hiệu quả của việc gìn giữ di sản để được công nhận cần có sự đồng thuận của Chính quyền và Hội nghệ nhân dân gian cùng chung tay vào cuộc. Với sự nhiệt tình, tâm huyết của những nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và truyền dạy di sản của mỗi dân tộc mình sẽ góp phần cho di sản đó mãi trường tồn với thời gian.

Tác giả: Trường Giang

185

Ý kiến khách hàng
Chị Nguyễn Ngọc Anh
Quận Bình Thạnh - HCM
Tôi đã dùng hệ thống phun sương cho chuỗi cửa hàng Cafe sân vườn của mình. Dịch vụ rất tốt, sản phẩm chất lượng dùng rất ổn định
100% sản phẩm
chính hãng - giá tốt
Đổi trả hàng
Trong vòng 7 ngày
Giao hàng miễn phí
trong vòng 24 giờ
Thanh toán
nhanh chóng & an toàn
Công ty TNHH BH WORLD
GPKD: 0311792076
Địa chỉ: 28/2 Đường 45, p.Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức
Showroom : 280 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: 0914.772.739 và 0975741002
Email: congtybhworld@gmail.com
Chính sách
Bán chạy
CHÚNG TÔI TRÊN FACBOOK
Bản quyền thuộc về Công ty TNHH BH WORLD.