Cửa Hàng Điện Nước Minh Phương
0 VND
Bêu xấu công chức Hà Nội? (09/06/2014)
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quy chế yêu cầu cán bộ công chức khi giao tiếp với đồng nghiệp phải lịch sự, không nói tục, dùng tiếng lóng, quát nạt. Trong giao tiếp với nhân dân phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích rõ ràng, cụ thể,…
Sau hơn một tuần được ban hành, quy chế vấp phải nhiều ý kiến khá gay gắt của cả người dân Hà Nội và các nhà nghiên cứu dư luận xã hội. Một người dân thẳng thắn góp ý, đã là quy chế thì chế tài xử phạt ra sao? Và làm thế nào để phạt khi "lời nói gió bay”, có lẽ mỗi người dân khi giao tiếp với công chức Hà Nội phải mang theo cả máy ghi âm, máy ảnh để có bằng chứng sai phạm… Bên cạnh đó, khi ban hành quy chế này thì ở các cơ quan công sở cũng đều đã có những quy định về quy tắc giao tiếp, ứng xử. Và ai cũng biết, ngay từ khi còn học ở bậc mẫu giáo, tiểu học, mỗi học sinh đều đã được các thầy cô dạy rằng, không được nói bậy chửi tục, không được gây gổ cãi nhau, đánh nhau với bạn bè. Vậy thì, công chức Hà Nội, những người có văn hóa, học vấn đầy mình làm sao không biết và thực hiện tốt quy tắc giao tiếp này. Làm sao họ có thể giao tiếp với nhau, giao tiếp với nhân dân bằng những lời lẽ thô tục như những người không được học hành? Vậy nên, việc ban hành quy chế yêu cầu công chức Hà Nội không được nói bậy chửi tục nơi công sở có phải là thừa hay không?
Có ý kiến cho rằng, lẽ ra chỉ là quy định mang tính lưu hành nội bộ trong các cơ quan ở Hà Nội, đằng này lại thành chỉ thị đưa ra công chúng thì chẳng khác nào nói đạo đức công chức ở Hà Nội đang có nguy cơ xuống cấp trầm trọng? Đó là sự bêu xấu công chức Hà Nội.
Tuy nhiên, lý giải tại sao lại phải có bản quy chế gây tranh cãi vừa qua. PGS.TS Trịnh Hòa Bình (Giám đốc Trung tâm Dư luận Xã Hội – Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam) lại cho rằng: Điều đó cho thấy một sự thật, tức là đạo đức và văn hóa của công chức là xấu, là tệ thật nên mới cần phải nhắc lại một lần nữa. Quan điểm của tôi điều đó là cần thiết, bởi vì chúng ta nhiều thứ trang bị đi, trang bị lại nhưng vẫn "không vào”. Vậy thì thêm một lần nói nữa thì càng tốt chứ không phải đó là một quy chế thừa hay làm cho có như nhiều người quan niệm.
Phương Đông
184