Cửa Hàng Điện Nước Lai Phương
0 VND
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả
PhuthoPortal - Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, trong tháng 6/2014, các loại sâu bệnh như chuột, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, cào cào, châu chấu, ốc bươu vàng, rầy các loại di chuyển gây hại trên lúa chét và trên cỏ, sau đó chuyển sang gây hại trên mạ và lúa mùa sớm, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên các ruộng khu vực ven đồi, gò, ven làng, những ruộng gieo sớm so với đại trà. Trên lúa mùa sớm còn có thể xuất hiện bệnh sinh lý gây hại mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
Trên cây ăn quả có thể xuất hiện bệnh chảy gôm, bệnh loét, sâu đục thân cành, nhện đỏ, nhện lông nhung, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả, sâu đục quả, bọ xít nâu, sâu ăn lá, sâu đục cuống. Cây chè và cây lâm nghiệp có thể xuất hiện các loại rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ; bệnh đốm xám, đốm nâu, bệnh khô lá, đốm lá, sâu ăn lá, châu chấu tre lưng vàng…
Để có thể phòng trừ tốt các loại sâu bệnh hại trên lúa và các loại cây trồng, góp phần tăng năng suất và sản lượng, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh lưu ý bà con cách phòng trừ các đối tượng sâu bệnh gây hại cây trồng như sau:
Trên mạ mùa: Tổ chức gieo mạ mùa đúng khung lịch thời vụ, áp dụng kỹ thuật SRI, gieo thưa, bón phân đầy đủ cho cây mạ sinh trưởng khoẻ, gieo tập trung để dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, chuột hại. Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân gây hại trên mạ.
Trên lúa mùa: Áp dụng kỹ thuật SRI, làm đất kỹ, bón vôi khử chua, bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục kết hợp bón NPK5:10:3; cấy mạ non từ 2 - 2,5 lá, cấy 1 - 2 dảnh, cấy nông tay; chăm sóc, làm cỏ, bón phân thúc đẻ sớm giúp lúa sinh trưởng tốt. Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật đầu vụ để bảo vệ thiên địch.
Trên cây chè: Khi phát hiện tỷ lệ búp bị các loại rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ hại trên 10% thì tiến hành các biện pháp phòng trừ.
Đối với các loại rầy xanh, sử dụng một trong các loại thuốc Midan 10WP, Sectox 100WP, Shepatin 36EC,... Đối với bọ xít muỗi sử dụng một trong các loại thuốc Midan 10WP, Pertox 5EC, Trebon10EC,... Đối với bọ cánh tơ sử dụng một trong các loại thuốc Midan10WP, Catex 3.6EC, Sutin 5EC, Dylan 2 EC, Actamec 40EC,…để phòng trừ. Đối với nhện đỏ, Khi tỷ lệ lá hại trên 20%, sử dụng một trong các loại thuốc Ortus 5 SC, Dylan 2EC, Catex 3.6EC, Shepatin 36EC, Reasgant 3,6EC,... Các loại thuốc đều phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì. Ngoài ra cần chú ý phun trừ các đối tượng đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu.
Trên cây ăn quả: Thường xuyên theo dõi và phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì. Chú ý phòng trừ sâu đục quả bưởi Đoan Hùng, bệnh thán thư trên cây hồng...
Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn. Theo dõi giám sát chặt chẽ diễn biến sâu xanh trên cây bồ đề và phòng trừ ngay các ổ châu chấu tre lưng vàng trên rừng tre, luồng, bờ cỏ, trên ruộng lúa, ngô bằng các loại thuốc Victory 585EC,...
K.T
170