Cửa Hàng Điện Nước Hồng Sơn
0 VND
5 cựu binh đi đầu xây dựng khu phố
Khu phố 4 thuộc phường 8, quận Gò Vấp, TP Hồ chí Minh được thành lập năm 2007. Nó gắn với tên tuổi của 5 anh em cựu chiến binh: Trung tá Trần Công Thinh, cựu cán bộ Đoàn công binh 249 đã 85 tuổi, Chi hội trưởng CCB, Thanh tra nhân dân. Đại tá, kĩ sư Nguyễn Hữu Hảo, cựu Phó Cục trưởng Cục Sản xuất Tổng cục Hậu cần (nổi danh với công trình nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất rau xanh ở Trường Sa), 75 tuổi, Bí thư Chi bộ. Đại úy Đặng Dẫn, cựu sĩ quan Trung đoàn Pháo phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội, 75 tuổi, Chi hội trưởng NCT, Phó Bí thư Chi bộ. Trung tá Trần Đình Chiến, cựu cán bộ Tổng cục Kĩ thuật, 60 tuổi, Phó Trưởng Khu phố . Thiếu tá chuyên nghiệp Nguyễn Thành Giang, cựu Công an phường, 58 tuổi, Trưởng khu phố.
Chúng tôi may mắn được gặp cả 5 ông sau một cuộc họp bàn về xây dựng khu phố vững mạnh. Điều làm chúng tôi thích thú là các ông gắn bó nhau vì nhiệm vụ chung: Xây dựng khu phố 4 phát huy thành tích Chi bộ liên tục trong sạch vững mạnh, Khu phố an toàn tuyệt đối, phong trào văn nghệ luôn luôn đứng ở tốp đầu của quận… Việc lớn thế, nhưng lại được các ông quy về mấy chữ giản dị: Xây dựng tình làng, nghĩa phố, và tổ chức thực hiện thiết thực.
Trước hết, “Bộ tham mưu” đoàn kết, gương mẫu. Các ông thường ví von: 5 người cũng chẳng khác gì “Năm ngón tay trên một bàn tay” như ông Doãn Nho đã hát, hay “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” (thơ Hữu Thỉnh). Nhớ lại lúc mới gặp, khi tôi xin được ghi tên của “Bộ tham mưu” ấy, theo thói quen ở cơ quan Quân đội, tôi hỏi Khu phố trưởng trước, thì chính ông Giang lại bảo tôi rằng: Công việc hành chính thì như thế. Còn sinh hoạt thì anh em tôi theo phép “trọng sỉ”, kể danh theo tuổi. Cụ Thinh thứ nhất… Tôi là út. Ông đưa cho tôi bản danh sách đã đề cập trên kia. 5 người, có cụ Thinh là người miền Nam (khu 5). 4 người còn lại ở phía Bắc.
Đại tá, CCB Nguyễn Hữu Hảo, Bí thư Chi bộ Khu phố 4 (phường 8, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) nói chuyện với quân nhân trẻ về phát huy bản chất Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng khu phố vững mạnh.
Ông Hảo nói: “Chi bộ Khu phố 4 hiện có 60 đảng viên. Bên cạnh đấy là 100 đảng viên giữ mối liên hệ sinh hoạt theo Chỉ thị 76 của Trung ương. Toàn khu có 400 người là thành viên của các Hội (Người cao tuổi, Cựu chiến binh, Khuyến học, Phụ nữ, Chữ thập đỏ) và Chi đoàn Thanh niên. “Bộ tham mưu” chúng mình đoàn kết, làm gương, đi đầu vận động thì bà con, đồng chí tin tưởng, kết thành khối vững chắc”.
Hỏi về cách xây dựng “Tình làng nghĩa phố” cho có hiệu quả, ông Dẫn kể ra nhiều cách. Trong đó ông nhấn mạnh: Tạo điều kiện để mọi người hiểu nhau, góp ý cho nhau, học hỏi nhau, bổ sung cho nhau trong công việc làm ăn, học hành, giáo dục con cháu và thông cảm cho nhau như khi “chín bỏ làm mười”. Ngoài các cuộc họp theo quy định về xây dựng hệ thống chính trị chung, cần bám các chủ đề văn hóa, xã hội, lễ tết để sáng tạo các hình thức gặp gỡ, trao đổi. Tổ chức các hội liên kết nhau làm nòng cốt giữ vững phong trào. Đặc biệt luôn nhớ và vận dụng câu châm ngôn: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Hôm 28 tháng Chạp, trước Tết Giáp Ngọ bà con phát hiện một đối tượng mới thuê nhà ở trong khu phố có hành vi bất lương. Mọi người tạm gác việc chuẩn bị đón tất niên của nhà mình, bí mật theo dõi đối tượng rồi cấp báo cho Tổ trưởng biết. Ngay lập tức, Tổ trưởng báo cho cán bộ dân phòng để trình lên trên… Kẻ gian đã bị công an kịp thời tóm gọn, thu một súng ngắn, một mã tấu. Dân vui mừng yên lòng đón Tết.
Nghe chúng tôi bày tỏ thán phục, ông Chiến, ông Giang đều thống nhất khẳng định: Chi bộ vững, đoàn thể mạnh lại thắm tình làng nghĩa phố… thì mọi sự tốt lành. Ngay như việc huy động thực hiện các chỉ tiêu Nhà nước quy định và xây dựng các quỹ xã hội tích cực, như Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Khuyến học, Quỹ Vì người nghèo… khu phố 4 luôn hoàn thành sớm, quý II là đã xong rồi.
…Tạm biệt 5 ông, chúng tôi mang theo cảm nghĩ về những người lính Cụ Hồ trên trận tuyến mới mà các ông là những hiện thực sinh động.
Bài và ảnh: Phạm Xưởng (Báo Người Cao tuổi)
216