Cửa Hàng Điện Cơ Tiến Dũng
0 VND
Nhớ ngày giải phóng Hóc Môn: 29/4/1975
Cùng các quân đoàn ở các hướng khác, hướng Tây-Bắc Sài Gòn do Quân đoàn 3 đảm trách. Từ Tây Ninh ra Củ Chi, Hóc Môn để về Sài Gòn. Án ngữ cửa ngõ Tây Bắc, địch bố trí Sư 25 ở Tây Ninh, Đồng Dù (Củ Chi). Trên đất Hóc Môn có Trung tâm huấn luyện Quang Trung ngay mặt QL1 (nay là QL22) có lực lượng là đáng kể. Còn liên đoàn công binh tại thành Quan Năm, không phải là lực lượng chiến đấu "tinh nhuệ".
Để chuẩn bị giải phóng quận lỵ Hóc Môn, một số đồng chí như Trần Văn Phương (chỉ huy quân sự quận), Bảy Miễn, Chín Nhàn...đã vào trước. Các đồng chí Lê Thị Xuyến, Nguyễn Thị Đại, Út Mập, Năm Xuân (xã đội trưởng xã Tân Thới Nhì), Nguyễn Văn Sận, Nguyễn Văn Diễn...hoạt động bí mật tại chỗ cũng sẵn sàng chờ phút trọng đại sắp tới.
Ngày 28-29/4/1975, Quân đoàn 3 đánh chiếm căn cứ ngụy Đồng Dù - Củ Chi. Tại Hóc Môn, lực lượng du kích, bộ đội địa phương của quận cùng một tiểu đoàn quân chủ lực của Quân đoàn 3, ém quân tại ấp Dân Thắng, xã Tân Thới Nhì (sát QL1). Đến giữa đêm 28/4/1975, lực lượng này đánh chiếm, giữ cầu Bông (trên QL1 giáp Củ Chi). Tiếp đó, xe tăng và một tiểu đoàn bộ binh của Quân đoàn 3 tấn công đánh chiếm liên đoàn 30 và liên đoàn 5 công binh ngụy tại thành Quan Năm (nay thuộc xã Tân Thới Nhì và xã Tân Hiệp). Một cánh quân khác gồm xe tăng và bộ binh từ hướng Phú Hòa Đông (Củ Chi) theo tỉnh lộ 15 tiến qua ngã tư Tân Quy tiếp cận cầu Xáng - ranh Củ Chi và Hóc Môn. Chiếc xe tăng đầu qua trót lọt, đến chiếc thứ hai thì cầu sụp dần...các chiến sĩ ta thoát ra được. Cả đoàn tăng, thiết giáp quay đầu trở lại vòng qua QL1 về Hóc Môn. Lúc đến gần cầu Bông gặp một Trung đoàn xe tăng M113 của ngụy (22 chiếc) từ Hậu Nghĩa (nay là huyện Đức Hòa-Long An) rút về. Một đại đội tăng của ta do Trung úy Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy đánh, địch bỏ chạy tán loạn, những chiếc xe còn nguyên địch bỏ lại, từ QL1 nhìn ra nằm rải rác đen sì trên khắp cánh đồng.
Cùng thời điểm này, dồng chí Phan Trung Kiên (nay là thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng quân đội một trong những đồng chí chỉ huy Trung đoàn Quyết Thắng (Quân khu Sài Gòn-Gia Định)) đã kêu gọi, vận động một trung đoàn địch từ Hậu Nghĩa rút về sẽ qua Hóc Môn. Cuối cùng trung đoàn địch đã đầu hàng vô điều kiện, ta không mất một viên đạn, đây là một trong những thành tích xuất sắc của đồng chí Ba Kiên.
Từ khởi nghĩa Nam kỳ (23/11/1940), rồi Nam bộ kháng chiến (23/9/1945) chống thực dân Pháp đến thời Mỹ ngụy, người dân Hóc Môn-Bà Điểm đã chứng kiến bao lần máu đổ, đầu rơi của những người con ưu tú của Đảng như Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Tiến...Dù địch khủng bố dã man, ác liệt, tàn ác, người Hóc Môn luôn trung thành với Đảng, với cách mạng. Lớp sau nối tiếp người trước, từ hướng xã Xuân Thới Thượng, xe tăng và bộ binh ta đã về ém quân từ đêm 28/4, để sáng 29/4 tấn công Vĩnh Lộc (Bình Chánh giáp Hóc Môn), Xuân Thới Thượng là xã được giải phóng sớm hơn quận lỵ Hóc Môn.
Sáng 29/4, trung tá Nguyễn Như Sang, tên Quận trưởng cuối cùng của chế độ ngụy tại Hóc Môn bỏ nhiệm sở chạy trốn. (Hắn ra trình diện ở nội thành). Đến 16g30 ngày 29/4, lực lượng du kích xã Tân Thới Nhì và lực lượng vũ trang Hóc Môn vào tiếp quản Quận lỵ Hóc Môn. Lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc dinh quận.
Chiều tối 29/4, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt gồm đồng chí Nguyễn Bá Niên (Mười Niên) Bí thư Quận ủy, Trương Văn Mạnh (Phó bí thư Quận ủy), Lâm Văn Lá Thường vụ Quận ủy phụ trách an ninh và nhiều đồng chí khác từ căn cứ ở Bình Mỹ vào đến quận lỵ lãnh đạo quân dân truy quét tàn quân địch. An ninh trật tự được giữ yên, Hóc Môn không xảy ra cảnh cướp giật, hôi của của kẻ xấu.
Các hoạt động của lực lượng tại chỗ và từ bên ngoài vào trước đã chủ động tác động, vận động binh lính địch bỏ hàng ngũ về với gia đình. Ta thu hàng trăm súng các loại do họ vứt lại. Như vậy các xã và quận lỵ Hóc Môn được hoàn toàn giải phóng vào chiều 29/4/1975.
MAI VŨ (st)
285